Xóa đói giảm nghèo và Du lịch cộng đồng: Kinh nghiệm từ Trung và Nam Á

Ấn phẩm này báo cáo về các hoạt động thí điểm được thực hiện ở 08 quốc gia Trung và Nam Á trong giai đoạn 2002-2005, thuộc một phần của dự án Phát triển Du lịch Văn hóa và Sinh thái của UNESCO ở các Vùng núi thuộc Trung và Nam Á. Các hoạt động nhằm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nhằm giúp mang lại lợi ích kinh tế và các lợi ích khác của tăng cường du lịch cho các thành viên yếu thế của các cộng đồng nông thôn ở vùng núi xa xôi.

Chi tiết về các hoạt động này (bao gồm thiết kế, phát triển và kết quả hoạt động) được trình bày trong phần 3 và 5 của báo cáo này, làm cho toàn bộ dự án trở thành một “phòng thí nghiệm ý tưởng” thực sự cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý dự án trong các vấn đề tương tự. Ngoài ra, báo cáo cũng rất hữu dụng cho khối quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và quốc tế và các đơn vị trong ngành du lịch muốn đóng góp cho cộng đồng địa phương.

Một khía cạnh hữu ích nhất của báo cáo này là các khuyến nghị chính sách, đặc biệt là vì những khuyến nghị này xuất hiện từ làm việc với cấp cơ sở tại các cộng đồng địa phương trong lĩnh vực. Với 8 quốc gia và 10 địa điểm, những kinh nghiệm đa dạng về phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được báo cáo ở đây là nguồn sức mạnh cho dự án và cho các gợi ý chính sách rộng lớn hơn, vì các hoạt động trong từng trường hợp đã được điểu chỉnh để phù hợp với điều kiện địa phương và tham vấn với cộng đồng địa phương.

Dự án Phát triển Du lịch Văn hóa và Sinh thái ở Vùng núi Trung và Nam Á được triển khai trực tiếp tại thực địa với các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm và chuyên môn ở cấp cơ sở. Nó cũng đạt được được một số kết quả ấn tượng, chứng minh thu nhập hộ gia đình có thể tăng 25% thông qua du lịch cộng đồng như thế nào, thanh niên và phụ nữ có thể hưởng lợi như thế nào từ các cơ hội việc làm và xây dựng kỹ năng mà du lịch ngày càng tăng có thể mang lại, và môi trường tự nhiên và di sản văn hóa có thể được bảo vệ và bảo tồn như thế nào thông qua sự tham gia của cộng đồng vào du lịch.

Dự án là một phần trong sáng kiến xuyên suốt của UNESCO về Xóa Nghèo, Đặc biệt là Nghèo cùng cực, đã được phê duyệt như một phần của Chiến lược Trung hạn của Tổ chức, giai đoạn 2002-2007. Trong số các mục tiêu của chiến lược là mở rộng trọng tâm của các chiến lược giảm nghèo quốc tế và quốc gia thông qua lồng ghép giáo dục, văn hóa, khoa học và giáo dục; hỗ trợ thiết lập mối liên kết giữa chiến lược giảm nghèo quốc gia với khung phát triển bền vững và huy động vốn xã hội thông qua xây dựng năng lực, thể chế và giúp người nghèo được thụ hưởng các quyền của mình; và đóng góp vào khung chính sách quốc gia thuận lợi và môi trường để trao quyền, phương pháp tiếp cận có sự tham gia và tạo sinh kế.