Hành trình của chúng tôi với du lịch bắt đầu vào năm 2014, khi các cán bộ của Tổ chức Action on Poverty tại Việt Nam đưa Tiến sĩ Vance Gledhill đến thăm khu vực miền núi tỉnh Hòa Bình. Action on Poverty, một tổ chức phi chính phủ của Úc, đã có kinh nghiệm hơn 30 năm hoạt động tại Việt Nam, giúp đỡ hàng nghìn người thông qua các chương trình cải thiện sức khỏe, an ninh lương thực, sinh kế bền vững và các vấn đề xã hội.
Tiến sĩ Gledhill, một học giả và nhà khoa học máy tính đã nghỉ hưu, du ngoạn qua những vùng có vẻ đẹp hoang sơ của Hòa Bình nhưng đồng thời cũng đã chứng kiến cảnh nghèo đói tột độ. Ông in dấu chân trên những sườn đồi rậm rạp, những đỉnh núi mờ sương và những thửa ruộng bậc thang thoai thoải. Ông đến thăm những cộng đồng nơi người dân phải rời bỏ quê hương để kiếm kế sinh nhai. Ở nơi này, nhiều người không biết đọc chữ và toàn bộ cộng đồng phụ thuộc vào nông nghiệp để tồn tại.
Nắm bắt được tình hình, Tiến sĩ Gledhill nảy ra một ý tưởng. Ông đề xuất hợp tác với các thôn bản để phát triển du lịch như một cách tăng thu nhập cho những vùng khó khăn. Tiến sĩ Gledhill đã hào phóng đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức để thiết kế một kế hoạch hành động dài hạn cùng với Action on Poverty nhằm biến tầm nhìn về du lịch cộng đồng trở thành hiện thực ở Hòa Bình.
Năm 2015, những homestay đầu tiên mở cửa đón khách du lịch tại huyện Đà Bắc, Hòa Bình. Chẳng bao lâu sau, các chủ nhà lưu trú này đã chào đón một lượng lớn du khách từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới ghé thăm. Dự án thu hút được sự công nhận và hỗ trợ từ chính quyền, đồng thời thu hút các nhà tài trợ mới cùng tham gia sứ mệnh mở rộng du lịch đến các khu vực khó khăn hơn.
Giới thiệu du lịch như một công cụ sinh kế tại Đà Bắc
Thành lập doanh nghiệp xã hội để hỗ trợ các hoạt động DLCĐ
Tinh chỉnh mô hình homestay và nhân rộng tại 11 thôn bản
Phát triển hướng tiếp cận sản phẩm và mô hình ‘village stay’
Thí điểm mô hình 'village stay' mới tại các địa điểm dự án
Với nguồn tài trợ từ chính phủ Úc, Ai-len và Hoa Kỳ, cũng như sự đóng góp hào phóng của các cá nhân và doanh nghiệp, từ năm 2015 đến năm 2020, chúng tôi đã mở rộng các dự án du lịch cộng đồng tới 25 thôn bản ở 07 tỉnh thành. Năm 2017, Action on Poverty thành lập một doanh nghiệp xã hội để kết nối các thôn bản đến các đơn vị lữ hành, cải thiện phát triển sản phẩm, và đảm bảo phân phối lợi nhuận từ du lịch một cách công bằng.
Năm 2018, cùng với các cộng đồng và đối tác, Action on CBT đã cải tiến cách tiếp cận để tạo ra một mô hình du lịch toàn diện, bền vững và khả thi hơn nữa. Mô hình mới lần đầu ra mắt tại Xóm Ké và cụm Đá Bia ở Hòa Bình đã nhanh chóng được công nhận ở cấp tỉnh, quốc gia và khu vực về tính hiệu quả và tác động.
Đến năm 2023, các chương trình do Action on Poverty hỗ trợ đã mang lại nguồn thu nhập 30 tỷ đồng (1,9 triệu đô-la Úc) cho các cộng đồng nông thôn và khoảng 960 người trực tiếp tham gia, 60% trong số đó là phụ nữ dân tộc thiểu số. Ở mỗi thôn bản, một phần lợi nhuận được sử dụng cho các dự án cộng đồng như vệ sinh, nước sạch và làm đường.
Hiện nay, Action on CBT đang nỗ lực triển khai mô hình mới được cải tiến ở nhiều cộng đồng tại Việt Nam. Ý tưởng ban đầu của Tiến sĩ Gledhill đã gieo lộc nảy mầm, mang lại thay đổi cho hàng nghìn người. Từ kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực, mô hình mới của Action on CBT đưa ra giải pháp kịp thời cho các vấn đề về nghèo đói, bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn.
Trong thời gian qua, chúng tôi đã điều chỉnh cách tiếp cận và mô hình của mình nhằm giải quyết tốt hơn nhu cầu thực sự của cộng đồng nông thôn, những người đang cố gắng sử dụng du lịch như một phương thức phát triển sinh kế.
Phát triển và tăng thu nhập ở cấp hộ gia đình cho các gia đình cung cấp dịch vụ lưu trú với rất ít cách thức quản lý tài nguyên chung và sự tham gia của các bên liên quan còn hạn chế, gián tiếp thúc đẩy cạnh tranh.
Tập trung vào việc thực hiện hoạt động trong phạm vi của dự án với ngân sách và khung thời gian hạn chế, khi dự án kết thúc không có sự hỗ trợ, không có đội ngũ ở lại để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Đầu tư ban đầu tập trung vào cơ sở hạ tầng, nhấn mạnh tính chất lưu trú tại thôn bản, trao cho các cá nhân tham gia dự án quyền sở hữu dịch vụ và ra quyết định.
Xây dựng định hướng và quy hoạch phát triển tổng thể cho toàn bộ thôn bản dựa trên tài sản và nguồn lực chung, xem xét vai trò của tất cả các bên liên quan và tạo thu nhập thông qua các dịch vụ trải nghiệm đa dạng.
Tập trung vào việc mang lại giá trị cho khách hàng với kết quả đo lường bằng sự hài lòng của cộng đồng và số liệu thị trường, cho phép các tổ nhóm thích ứng các cơ hội phát sinh theo vòng đời sản phẩm.
Đầu tư ban đầu được sử dụng để xây dựng cơ chế tự quản lý của cộng đồng nhằm ra quyết định và thực hiện cùng nhau, nhấn mạnh tính trải nghiệm tại thôn bản cho nhiều thị trường khác nhau.
Chúng tôi tự hào mang lại sự thay đổi và phát triển cho các cộng đồng nhờ có sự ủng hộ và hỗ trợ từ các nhà hảo tâm hào phóng từ khắp nơi trên thế giới.